Sau 3 Tuổi, Mẹ Sẽ Thấy Sự Khác Biệt Rõ Ràng Giữa Một Đứa Trẻ Ngủ Sớm Và Ngủ Muộn Có sự khác nhau rõ ràng về tinh thần và thể chất của những đứa trẻ đi ngủ sớm và ngủ muộn, đặc biệt sau 3 tuổi. DẠY CON NGOAN.
Trạng thái tinh thần Sau 3 tuổi, mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa một đứa trẻ ngủ sớm và ngủ muộn
Em bé ngủ muộn thường không tập trung vào ban ngày và hay buồn ngủ vì thời gian ngủ không đủ để cho cơ thể nghỉ ngơi. Một em bé đi ngủ sớm rất năng động và tràn đầy năng lượng vào ban ngày. Sau ba tuổi, khi đến tuổi đi mẫu giáo, những đứa trẻ ngủ sớm có thể có thời gian vui vẻ và học hỏi tốt hơn.
Những đứa trẻ ngủ muộn, vì chúng không ngủ ngon vào ban đêm, thiếu năng lượng vào ban ngày và khó tập trung, không dễ thích nghi với môi trường ở trường mẫu giáo. 2. Tính cách Sau 3 tuổi, mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa một đứa trẻ ngủ sớm và ngủ muộn Những đứa trẻ ngủ muộn không thích chơi với những đứa trẻ khác, tương đối sống nội tâm và cô đơn.
Một số học giả nước ngoài đã khảo sát và phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường ngủ muộn và thức khuya có xu hướng hình thành tính cách hướng nội, cô đơn và không thích chơi với bạn bè khác. Trái lại trẻ ngủ sớm thường có tính cách năng động, vui vẻ và hòa đồng. 3. Miễn dịch cơ thể Sau 3 tuổi, mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa một đứa trẻ ngủ sớm và ngủ muộn Khả năng miễn dịch của em bé ngủ muộn, và em bé ngủ sớm rất khác nhau.
Như chúng ta đã biết, người lớn thức khuya mặt sẽ nổi mụn, quầng thâm, v.v., khả năng miễn dịch sẽ suy giảm. Khả năng miễn dịch của bé không tốt bằng người lớn và khả năng điều chỉnh của cơ thể cũng kém hơn, do đó, ngủ muộn vào ban đêm sẽ khiến khả năng miễn dịch của bé bị suy giảm và chán ăn. Trong khi đó, cho trẻ đi ngủ sớm, trẻ được ngủ giấc dài hơn, cơ thể cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi nên sức đề kháng của trẻ cũng tốt hơn hẳn. Từ những sự khác biệt trên có thể thấy thói quen ngủ sớm rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, cần duy trì. Do đó, cha mẹ cần sắp xếp công việc và thời gian để giúp trẻ có được thói quen này.
Theo: Giadinhmoi – Sưu tầm by: Bóng sinh nhật cho bé
Những tác hại khôn lường nếu trẻ thường xuyên ngủ muộn
11/03/2019 07:58 (HanoiTV) – Trẻ ngủ ít, ngủ muộn vào ban đêm có thể đem lại những tác hại cực kỳ xấu cho bé, ảnh hưởng đến sự phát triển và thể chất. Vì thế, cha mẹ nên cho bé đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và ngon giấc. Về lâu dài, việc ngủ muộn hay thiếu ngủ có thể gây ra cho trẻ những tác hại sau: Gây tổn hại đến khả năng nhận thức Trẻ thức khuya, ngủ muộn bị chậm phát triển hơn các trẻ khác. Giáo sư Amanda Sarker của Đại học London từng tiến hành nghiên cứu đối với hơn 10.000 trẻ 7 tuổi, họ nhận thấy rằng các bé thường xuyên đi ngủ sau 9 giờ tối khá kém về môn đọc và tính toán. Vì thế họ cho rằng, việc ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và năng lực nhận thức không gian, lâu ngày sẽ không có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ. Gây tổn thương cho tim Trẻ không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài sẽ bị căng thẳng quá mức, mặc dù điều này bạn không dễ dàng để nhận biết một cách rõ ràng. Vì thiếu ngủ nên chúng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy. Khi trẻ ngủ không đủ, chúng sẽ càng cảm thấy phấn khích, khó chịu. Khi tâm trạng quá phấn khích, nó sẽ làm tăng huyết áp, tăng tốc nhịp tim và nhịp thở, và gây ra bệnh tim mạch nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Tăng nguy cơ béo phì Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Trái với suy nghĩ của nhiều cha mẹ, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ. Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, độ dài của giấc ngủ có ảnh hưởng tới sự tăng cân của trẻ. Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít dễ dẫn tới việc tăng hooc-môn kích thích cảm giác đói, kết quả là trẻ cứ muốn ăn nhiều và tăng cân. Hạn chế phát triển chiều cao Giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ ngoài yếu tố gen, vì khi ngủ cơ thể sinh ra một loại hooc-môn tăng trưởng. Các chuyên gia y tế cho biết từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời gian cơ thể tiết hooc-môn tăng trưởng. Chỉ khi các bé có một giấc ngủ sâu thì hooc-môn này mới được tiết ra. Do đó, thời gian lý tưởng cho trẻ ngủ là 9 giờ tối. Ảnh hưởng đến hành vi Nghiên cứu tại Anh cho thấy, những trẻ thường đi ngủ sau 9 giờ tối hay có nền tảng xã hội kém hơn. Ngoài ra, sự hiếu động thái quá, hạnh kiểm, các vấn đề với bạn cùng trang lứa và những khó khăn trong cảm xúc cũng là những vấn đề chịu ảnh hưởng của giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý là những vấn đề này chỉ trở nên nghiêm trọng khi chúng phát triển theo chiều hướng tăng lên trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Giảm sức đề kháng Trẻ thường xuyên ngủ muộn giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là cảm lạnh. Giấc ngủ là quá trình phục hồi thể lực và các chức năng khác bên trong cơ thể, vì vậy ngủ đủ thì cơ thể mới khỏe mạnh. Những trẻ ngủ quá muộn sẽ dễ bị nhiễm bệnh, vi khuẩn, chất ô nhiễm từ môi trường do chức năng miễn dịch của cơ thể lâu ngày không được hồi phục. Trẻ dậy thì sớm Thiếu ngủ sẽ làm rối loạn hooc-môn tăng trưởng, đặc biệt là hooc-môn tuyến yên dẫn đến trẻ bị dậy thì sớm. Lưu ý vàng cho cha mẹ Dù bất cứ lý do gì, cha mẹ cũng nên cho con đi ngủ sớm. Khoảng 9 giờ tối cả nhà tắt đèn đi ngủ. Nếu cha mẹ bận việc gì, hãy đợi khi con ngủ say, có thể dậy làm việc tiếp. Chú ý không để âm thanh, ánh sáng, tiếng ồn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Từ 2 – 5 tuổi, bé nên ngủ từ 10 – 12 tiếng mỗi đêm. Từ 6 – 12 tuổi, bé nên ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, vì vậy mẹ cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.
Hồng Hạnh (Tổng hợp) Tin liên quan
Mẹ có biết: Trẻ ngủ muộn CHẬM PHÁT TRIỂN cả thể lực và trí tuệ?
Em Đẹp 03/09/18 08:58 GMT+7 1 đăng lại Gốc Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngủ ngày cày đêm.
Trẻ ngủ muộn dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Nhưng nhiều cha mẹ dường như ‘bất lực’ khi không thể cho con đi ngủ sớm hơn.
Sau khoảng thời gian suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, đến khi ra đời, bé phải đối mặt với nhiều sự thay đổi. Lúc này, bé cũng chưa phân biệt được ngày và đêm. Do đó, bé thường ngủ li bì vào ban ngày, thức khuya vào ban đêm. Cha mẹ cũng vì con mà mất ngủ theo. Với những trẻ ngủ muộn, hay thức đêm, cha mẹ mệt mỏi vì phải thức theo con, phải dậy vào ban đêm để chăm sóc bé, thậm chí phải căng thẳng vì bé không chỉ thức mà còn quấy khóc và chỉ chịu ngủ khi đã mệt lả. Việc đi ngủ trễ, ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bé. Trẻ em từ 1 đến 2 tháng tuổi thường sẽ ngủ nhiều vào ban ngày và thức chơi vào ban đêm. Nhiều bé sau 4 tháng tuổi mới có thể phân biệt ngày và đêm. Nếu trẻ đi ngủ muộn, ngủ ít vào ban đêm, bé sẽ còi cọc chậm lớn, do hormone tăng trưởng chỉ tiết ra vào ban đêm và trong lúc bé ngủ.
Để nhanh phát triển, tăng cân, cao lớn, bé cần đi ngủ trước 10 giờ tối mỗi đêm. Bé cũng cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Có như vậy, hormone tăng trưởng mới có thể hoạt động tối ưu. Những ảnh hưởng nặng nề khi bé thức khuya
1/ Ảnh hưởng đến trí não, khả năng nhận thức Giáo sư Amanda Sarker đến từ Đại học London, Anh tiến hành nghiên cứu hơn 10.000 trẻ 7 tuổi, ông nhận thấy rằng các bé thường xuyên đi ngủ sau 9 giờ tối khá kém về môn đọc và tính toán. Từ nghiên cứu này, giáo sư đưa ra kết luận trẻ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và năng lực nhận thức không gian, không có lợi cho sự phát triển trí não.
2/ Giảm sức đề kháng Khi ngủ, thể lực và các chức năng bên trong cơ thể sẽ được phục hồi. Nếu trẻ ngủ muộn, sức đề kháng sẽ bị giảm, dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, vi khuẩn, chất ô nhiễm từ môi trường…
3/ Ảnh hưởng đến chiều cao Từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là khoảng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất, và hormone này chỉ tiết ra khi bé ngủ say. Do đó, nếu trẻ ngủ muộn, thiếu ngủ, sẽ chậm phát triển chiều cao.
4/ Ảnh hưởng đến tính cách Trẻ ngủ muộn thường xuyên rất hay cáu gắt, nóng nảy, gào khóc, thiếu kiên nhẫn… Làm thế nào để khắc phục tình trạng bé ngủ muộn? Việc bé đi ngủ muộn không chỉ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe bé, làm bé chậm lớn, thấp bé, mà còn khiến mẹ mệt mỏi. Do đó, mẹ cần khắc phục tình trạng này, đưa bé vào “quy củ” ngay.
1/ Mẹ cần hiểu được thói quen ngủ của bé Thói quen ngủ của trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Bé sẽ ngủ đến 16 giờ mỗi ngày và thức dậy sau mỗi 3-4 giờ trong tháng đầu tiên. Khi bé sơ sinh đủ 3 tháng tuổi trở lên, con đã có thể tự ngủ vào ban đêm nếu được mẹ tập cho thói quen này cũng như dạy bé phân biệt ngày và đêm.
2/ Tại sao bé không chịu ngủ? Có thể bé chưa phân biệt được ngày đêm, nên dù khuya bé vẫn thức chơi. Ngoài ra, có thể do bé còn đói. Bởi vậy, trước khi đặt bé xuống giường, mẹ cần đảm bảo con đã bú no. Việc bé bú không đủ no còn khiến con phải thức dậy giữa đêm đòi bú, và sau đó là bé thức luôn tới sáng mà không ngủ lại. Nếu mẹ đã cho bé bú no trước khi đặt bé vào nôi, ru bé ngủ, mẹ không cần thiết phải đánh thức bé dậy để cho bú. Nhiều mẹ vì sợ con không tăng cân, do đó thường xuyên đánh thức con dậy giữa đêm để cho bú với ý nghĩ, bú vào lúc này sẽ giúp con tăng cân. Thực ra, khi bé đang ngủ sâu vào khoảng giữa đêm là lúc các hormone tăng trưởng phát ra và hoạt động mạnh nhất. Nhiều khi bé thức khuya lại do nguyên nhân đến từ mẹ. Do mẹ thức khuya, nên thường cho bé đi ngủ trễ, khiến bé hình thành thói quen ngủ trễ ngay từ lúc sơ sinh. Sau này, khi bé lớn lên, sẽ rất khó để tập cho bé đi ngủ sớm. Việc cho bé chơi các trò chơi hoạt động mạnh, kích thích bé lúc ngủ, tiếng ồn quá lớn… cũng khiến bé khó ngủ, trằn trọc, thao thức.
3/ Làm thế nào để cho bé đi ngủ sớm? Làm thế nào để giải quyết vấn đề giấc ngủ của bé? Đây là câu hỏi rất nhiều phụ huynh đặt ra với mong muốn giải quyết rốt ráo tình trạng con thức khuya. Hãy xem đâu là cách mẹ có thể áp dụng trong số những giải pháp dưới đây nhé: Cho bé ăn no, bú no để bé không bị đói khiến bé khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm để đòi ăn; Cho bé ngủ trên giường nệm thơm tho sạch sẽ và thoải mái; Cần để mắt tới bé luôn luôn để ru bé ngủ lại nếu bé thức giấc; Phòng ngủ cần yên tĩnh sạch sẽ, không có các loại côn trùng; Không mở máy lạnh quá lạnh hay quá nóng; Tắt đèn trong phòng bé, để bé biết đã đến giờ đi ngủ; Ngưng ngay những tiếng ồn có thể làm bé khó ngủ hoặc thức giấc như: tiếng máy giặt, tivi…; Không đưa bé ra ngoài chơi sau 8 giờ tối; Không cho bé chơi đùa, chạy nhảy, vận động mạnh trước giờ đi ngủ; Cho bé đi ngủ đúng giờ mỗi đêm; Có thể hát ru cho bé hoặc cho bé nghe những bản nhạc không lời êm dịu để bé có thể ngủ ngoan và bớt giật mình tỉnh giấc.
Theo Webtretho